Giờ làm việc : 8H00-17H00 T2-T7

Tầm soát ung thư dạ dày và những điều cần biết

Tầm soát ung thư dạ dày giúp phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn đầu, nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài tuổi thọ.

Theo thống kê từ Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (World Cancer Research Fund), Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có số ca tử vong do ung thư dạ dày cao nhất thế giới, với hơn 13.000 ca tử vong mỗi năm. Bệnh thường tiến triển âm thầm và chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Song, với sự phát triển của y học hiện đại, tầm soát ung thư dạ dày định kỳ đã trở thành “chìa khóa vàng” giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn đầu. Vậy tầm soát ung thư dạ dày là gì, ai nên thực hiện và quy trình ra sao? 

Xem thêm: Nếu bạn đang có những thói quen này thì nên đi tầm soát ngay

Tầm quan trọng của tầm soát ung thư dạ dày 

Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn đầu, từ đó nâng cao khả năng điều trị và kéo dài tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân có thể lên tới 90–99%. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 20–30%.

Ngoài ra, một vài điểm quan trọng khi chủ động tầm soát, truy vết dấu hiệu ung thư dạ dày từ sớm có thể thể kể đến gồm: 

  • Giảm chi phí điều trị: Điều trị ở giai đoạn đầu ít tốn kém hơn nhiều so với khi bệnh đã di căn.
  • Tránh biến chứng nguy hiểm: Phát hiện sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hoặc di căn sang các cơ quan khác.
  • Tâm lý ổn định hơn: Người bệnh được chẩn đoán sớm thường có tinh thần lạc quan hơn, dễ hợp tác điều trị hơn. 

Ngoài ra, quá trình tầm soát ung thư dạ dày (đặc biệt là nội soi) cũng có thể giúp phát hiện các bệnh lý tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày.

tầm soát ung thư dạ dày
Tầm soát ung thư dạ dày để phát hiệu bệnh từ sớm, nâng cao khả năng chữa trị

Ai nên tầm soát ung thư dạ dày?

Những đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ sẽ bao gồm:

  • Người trên 50 tuổi
  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày
  • Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
  • Người có bệnh lý dạ dày mạn tính như viêm loét, trào ngược
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh (nhiều muối, đồ nướng, thực phẩm chế biến sẵn)
  • Người hút thuốc, uống rượu thường xuyên

>>> Xem thêm: Tầm soát ung thư đường tiêu hóa: Thông tin cần biết

Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày phổ biến

Những phương pháp được áp dụng trong quá trình tầm soát ung thư dạ dày bao gồm: 

1. Nội soi dạ dày

Đây là phương pháp chính xác và phổ biến nhất hiện nay. Nội soi giúp quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày, phát hiện sớm các tổn thương như viêm loét, polyp, hoặc khối u nhỏ. Có thể thực hiện nội soi thường (không gây mê) hoặc nội soi không đau (gây mê). Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết ngay trong quá trình nội soi.

2. Sinh thiết mô dạ dày

Sinh thiết là bước lấy mẫu mô từ vùng nghi ngờ để phân tích dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp duy nhất giúp xác định chính xác có tế bào ung thư hay không. Sinh thiết thường được thực hiện kết hợp với nội soi.

3. Xét nghiệm máu

Một số chất chỉ điểm ung thư như CA 72-4, CA 19-9, CEA hoặc pepsinogen có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay thế nội soi. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp đánh giá nguy cơ viêm teo niêm mạc – một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày.

4. Chụp CT (cắt lớp vi tính)

CT scan được chỉ định khi có nghi ngờ ung thư để đánh giá mức độ xâm lấn và di căn. Phương pháp này không xâm lấn, cho hình ảnh rõ nét và hỗ trợ lập kế hoạch điều trị.

5. Chụp X-quang dạ dày có cản quang

Sử dụng chất cản quang (thường là Barium) để quan sát hình dạng và cấu trúc dạ dày. Phương pháp này ít phổ biến hơn nội soi nhưng có thể áp dụng khi không thể nội soi.

dau hieu cua ung thu da day 7
Ung thư dạ dày gây ra nhiều biến chứng nếu phát hiện quá muộn

Quy trình tầm soát ung thư dạ dày

Bước 1: Khám lâm sàng và khai thác tiền sử

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chán ăn, sụt cân, đồng thời khai thác tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, đặc biệt là các bệnh lý dạ dày hoặc ung thư. Ngoài ra, bác sĩ cũng đánh giá các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Bước 2: Xét nghiệm máu và nước tiểu

Thực hiện các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, chức năng gan thận, đường huyết, mỡ máu. Đồng thời, xét nghiệm các chất chỉ điểm ung thư như CA 72-4, CEA, CA 19-9 và pepsinogen. Ngoài ra, xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) cũng rất quan trọng vì đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư dạ dày.

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm ổ bụng để đánh giá gan, tụy, lách và hạch ổ bụng. Chụp X-quang ngực có thể được thực hiện để kiểm tra tổn thương phổi nếu nghi ngờ di căn. Trong một số trường hợp, chụp CT bụng được chỉ định để đánh giá mức độ lan rộng hoặc di căn của khối u.

Bước 4: Nội soi dạ dày

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình tầm soát. Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera để quan sát toàn bộ niêm mạc dạ dày. Nội soi có thể được thực hiện có gây mê hoặc không gây mê tùy theo nhu cầu và thể trạng người bệnh. Nếu phát hiện tổn thương nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết ngay trong quá trình nội soi.

Bước 5: Sinh thiết mô dạ dày

Mẫu mô được lấy từ vùng nghi ngờ và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích dưới kính hiển vi. Đây là bước giúp xác định chính xác bản chất của tổn thương, từ đó chẩn đoán có ung thư hay không.

Bước 6: Tư vấn kết quả và hướng dẫn điều trị

Sau khi có đầy đủ kết quả, bác sĩ sẽ tổng hợp, giải thích rõ ràng cho người bệnh và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Nếu phát hiện ung thư hoặc tổn thương tiền ung thư, người bệnh sẽ được chuyển đến chuyên khoa để điều trị chuyên sâu.

Quá trình tầm soát ung thư dạ dày thường diễn ra nhanh gọn, chỉ trong vòng 1 buổi sáng. Do đó, bạn nên dành thời gian tìm hiểu các địa chỉ uy tín với độ ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng trang bị thiết bị tầm soát tiên tiến nhằm truy vết dấu hiệu bất thường rõ ràng, chính xác cũng như nhận được lời khuyên chăm sóc sức khỏe hiệu quả. 

Can Stomach Cancer Be Found Early? – https://www.cancer.org/cancer/types/stomach-cancer/detection-diagnosis-staging/detection.html

Stomach cancer –  https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stomach-cancer/diagnosis-treatment/drc-20352443

Gastric (stomach) Cancer Screening – https://www.yalemedicine.org/clinical-keywords/gastric-cancer-screening

- Tin liên quan -

Tầm soát sức khỏe nữ giới hay khám tổng quát sức khỏe nữ giới giúp phòng ngừa bệnh tật, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, chăm sóc sức khỏe toàn diện.  Chủ động tầm soát sức khỏe không …

Tìm hiểu nguyên nhân khiến người lớn tuổi thường xuyên gặp các cơn đau nhức dai dẳng, đồng thời gợi ý các giải pháp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Những cơn đau âm ỉ ở lưng, …

Khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng giấc ngủ không chỉ là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi, mà còn là lúc hệ miễn dịch được kích hoạt, sửa chữa và tái thiết. Theo đó, nếu bạn muốn phòng …

Bài viết nổi bật
Đọc nhiều
Go to top
Đặt lịch hẹn
1900 2840