Giờ làm việc : 8H00-17H00 T2-T7

Nhận diện sớm triệu chứng thoái hóa khớp để tăng khả năng điều trị

Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người chính là các bệnh về xương khớp, điển hình là thoái hóa khớp. Các triệu chứng thoái hóa khớp trong giai đoạn đầu rất dễ bị bỏ qua và người bệnh thường chủ quan không thăm khám, đến khi triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã tiến đến giai đoạn nặng, điều trị rất khó khăn và tốn kém chi phí. 

trieu-chung-thoai-hoa-khop
Thoái hóa khớp gối – Nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế

Nhận biết kịp thời triệu chứng của thoái hóa khớp và chủ động thăm khám là chìa khóa giúp làm chậm tiến trình bệnh, cải thiện khả năng vận động và phòng tránh những biến chứng không mong muốn.

Bệnh thoái hóa khớp là gì? Những triệu chứng thoái hóa khớp cần chú ý để đi thăm khám sớm

Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị tổn thương, bào mòn và phá hủy cấu trúc. Sụn khớp là bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp. Chúng giống như một lớp đệm bao phủ bề mặt xương, được cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản.

Thoái hóa khớp được chia làm 2 dạng đó là thoái hóa thứ phát và thoái hóa nguyên phát

Thoái hóa nguyên phát: Xảy ra một cách tự nhiên do quá trình lão hóa hoặc do yếu tố di truyền, thường gặp ở các vị trí chịu lực lớn như khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, hoặc các khớp ngón tay, ngón chân.

Thoái hóa thứ phát: Là hậu quả của các chấn thương, tai nạn, dị dạng bẩm sinh hoặc viêm khớp kéo dài. Dạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể, không giới hạn ở các khớp lớn.

Tình trạng thoái hóa nguyên phát thường xảy ra ở khớp háng, khớp cột sống cổ, khớp đầu gối, thắt lưng, hay các khớp ngón tay, ngón chân. Còn thoái hóa thứ phát là hậu quả của những tổn thương ở khớp do tai nạn, chấn thương nên có thể gặp ở bất kỳ khớp nào.

Những triệu chứng thoái hóa khớp cần phát hiện sớm để tăng khả năng điều trị

– Đau khớp: Đau nhức khớp là biểu hiện thường thấy của bệnh. Cơn đau thường âm ỉ khi ở mức độ nhẹ, nhưng khi người bệnh vận động sai tư thế hoặc vận động mạnh thì mức độ đau có thể tăng lên. Thông thường khi được nghỉ ngơi, người bệnh sẽ không thấy còn đau nữa. Tuy nhiên khi bệnh nặng hơn ở giai đoạn sau thì dù nghỉ ngơi vẫn cảm thấy đau và khi vận động thì lại càng đau hơn nhiều. 

trieu-chung-thoai-hoa-khop-1
Đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy là triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp

– Cứng khớp: Triệu chứng này hay xảy ra vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm giác khó cử động các khớp. Nếu tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng thì mức độ cứng khớp cũng tăng và dai dẳng hơn. 

– Khó vận động: Tình trạng thoái hóa sẽ khiến người bệnh bị hạn chế rất nhiều khi cử động các khớp, chẳng hạn như không thể cúi được sát. Những hạn chế này sẽ ảnh hưởng khá nhiều trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày.

Bên cạnh những triệu chứng vừa nêu, bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau tùy theo từng vị trí thoái hóa khớp. Cụ thể:

– Thoái hóa khớp gối: Đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là khi đi cầu thang. Các động tác gập duỗi và khả năng đi lại bị hạn chế so với bình thường. Người bệnh cũng có thể nghe tiếng lục cục khi cử động khớp.

trieu-chung-thoai-hoa-khop-2
Bệnh thoái hóa khớp gối có thể gây ra tiếng kêu lục cục khi di chuyển

– Thoái hóa khớp háng: Bị đau vùng trước trong đùi, vùng bẹn, đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi. Người bệnh khó gập đùi vào bụng, đi lại khập khiễng và khó khăn khi dạng háng.

– Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đau âm ỉ ở khu vực thắt lưng, đặc biệt cơn đau sẽ tăng dần lên khi ngồi nhiều, ngồi lâu trong môi trường văn phòng. 

– Thoái hóa khớp vai: Gặp khó khăn trong các hoạt động đưa tay ra trước, sau, nhức ở khớp vai. Việc gãi lưng, gãi đầu cũng trở nên bất tiện. 

Giải pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp và ngăn ngừa biến chứng 

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp bạn cần kiểm soát cân nặng, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động, ăn uống phù hợp. 

Thoái hóa khớp gối có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Nếu các triệu chứng chỉ mới xuất hiện, không quá nghiêm trọng và không đi cùng các biểu hiện bất thường, bạn có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Trường hợp có các biểu hiện nghiêm trọng, kéo dài hoặc nghi ngờ bất thường, tốt nhất nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị. 

Đặc biệt hiện nay, có một phương pháp có thể giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh thoái hóa khớp không phẫu thuật, hạn chế dùng thuốc, nuôi dưỡng sụn khớp từ sâu bên trong đó là liệu pháp tế bào gốc từ mô mỡ tự thân. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo phương pháp này tại cơ sở y tế uy tín được cấp phép, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, cùng với đó là đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thực hiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hiện. 

- Tin liên quan -

Tìm hiểu nguyên nhân khiến người lớn tuổi thường xuyên gặp các cơn đau nhức dai dẳng, đồng thời gợi ý các giải pháp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Những cơn đau âm ỉ ở lưng, …

Bài viết có tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng Mô – Tế bào gốc – Bệnh viện Quốc tế DNA.    Liệu pháp tế bào gốc đang mở ra hướng đi …

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là phương pháp điều trị sinh học sử dụng chính máu của người bệnh để chiết tách phần giàu tiểu cầu, sau đó tiêm trở lại vào vùng cần phục hồi. Nhờ khả năng …

Bài viết nổi bật
Đọc nhiều
Go to top
Đặt lịch hẹn
1900 2840