Giờ làm việc : 8H00-17H00 T2-T7

Hiểu hơn về hệ miễn dịch và các dưỡng chất cần cho hệ miễn dịch

Tìm hiểu cách hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể và những dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Hệ miễn dịch đóng vai trò như “lá chắn” bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và tế bào bất thường. Đây là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều cơ quan, tế bào và phân tử hoạt động phối hợp nhằm duy trì sự ổn định nội môi và sức khỏe tổng thể. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin tổng quan về hệ miễn dịch và những dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần nâng cao hiệu quả phòng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tầm quan trọng của hệ miễn dịch 

Hệ miễn dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên và quan trọng nhất, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi hoạt động hiệu quả, hệ miễn dịch có thể nhận diện và loại bỏ vi sinh vật có hại, đồng thời ghi nhớ chúng để phản ứng nhanh hơn trong những lần tiếp theo. Ngược lại, nếu hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm kéo dài hoặc thậm chí là các bệnh lý tự miễn và ung thư.

Theo các chuyên gia y tế, một hệ miễn dịch khỏe mạnh không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tật mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục sau điều trị, đặc biệt ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người có bệnh nền.

anh 2 scaled
Hệ miễn dịch hỗ trợ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh

Các dưỡng chất cần cho hệ miễn dịch 

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh không thể thiếu sự hỗ trợ từ các vi chất dinh dưỡng. Dưới đây là những dưỡng chất nổi bật đã được nghiên cứu và chứng minh có vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch:

Vitamin C: Tăng cường hàng rào miễn dịch và chống oxy hóa

Vitamin C (axit ascorbic) là một trong những vi chất dinh dưỡng được biết đến nhiều nhất với vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch. Vitamin C giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do bởi chúng bao gồm phân tử không ổn định có thể gây viêm và làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, chất chống oxy hóa mạnh này còn giúp tăng khả năng hấp thu sắt đối với những người bị thiếu máu do thiếu sắt. 

Vitamin D: Điều hòa miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng

Vitamin D không chỉ quan trọng với xương mà còn là một hormone miễn dịch mạnh mẽ. Cơ thể có khả năng tổng hợp vitamin D qua da khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời, tuy nhiên nhiều người vẫn bị thiếu hụt dưỡng chất này, đặc biệt là trong mùa đông hoặc ở người làm việc trong nhà. Lợi ích nổi bật mà vitamin mang đến cho sức đề kháng gồm:  

  • Tác động đến miễn dịch: Vitamin D điều hòa hoạt động của tế bào T và B, đồng thời tăng cường sản xuất các peptide kháng khuẩn như cathelicidin và defensin nhằm hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và virus.
  • Kháng viêm tự nhiên: Vitamin D giúp giảm sản xuất cytokine gây viêm và tăng cytokine chống viêm, từ đó hạn chế tổn thương mô trong các bệnh viêm mạn tính
Hinh 2 Tang de khang
Vitamin D tốt cho hệ miễn dịch có trong cá hồi, trứng, sữa,…

Kẽm (Zinc): Khoáng chất thiết yếu cho miễn dịch tế bào

Kẽm tham gia vào hơn 300 phản ứng enzyme trong cơ thể, trong đó có nhiều chức năng liên quan đến miễn dịch. Kẽm hỗ trợ sự phát triển và hoạt hóa của tế bào T, tế bào NK và đại thực bào, đây là những thành phần then chốt trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi. Nó cũng giúp duy trì tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô và giảm viêm. Thiếu kẽm có thể làm suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người cao tuổi, người ăn chay hoặc có bệnh lý đường tiêu hóa. 

Sắt: Vận chuyển oxy và hỗ trợ miễn dịch bẩm sinh

Sắt là một khoáng chất vi lượng thiết yếu, đóng vai trò trung tâm trong việc vận chuyển oxy và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Thiếu sắt không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.

  • Tác động đến miễn dịch: Sắt hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch như đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào T. Nó tham gia vào quá trình “bùng nổ oxy hóa” – một cơ chế mà đại thực bào sử dụng để tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập.
  • Chức năng enzyme: Sắt là thành phần của nhiều enzyme quan trọng trong miễn dịch, bao gồm ribonucleotide reductase (tổng hợp DNA) và myeloperoxidase (tiêu diệt vi khuẩn).

Vitamin E: Bảo vệ tế bào miễn dịch khỏi tổn thương oxy hóa

Vitamin E là một chất chống oxy hóa tan trong chất béo, giúp bảo vệ màng tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, yếu tố có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch. Theo các chuyên gia, Vitamin E hỗ trợ hoạt động của tế bào T và tăng cường phản ứng kháng thể. Loại vitamin này cũng giúp duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào miễn dịch và giảm viêm. 

Những biện pháp tăng cường miễn dịch cho cơ thể 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, bạn vẫn cần chú trọng đến lối sống để tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng: 

1. Ngủ đủ giấc và đúng giờ

Giấc ngủ là thời điểm cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Trong khi ngủ sâu, hệ miễn dịch sản sinh ra cytokine, một loại protein giúp chống viêm lẫn tiêu diệt mầm bệnh. Thiếu ngủ làm giảm số lượng và hiệu quả hoạt động của các tế bào miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các chuyên gia đưa ra khuyến nghị, người trưởng thành nên ngủ từ 7–8 tiếng mỗi đêm,  tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ và tạo môi trường ngủ yên tĩnh nhằm nâng cao chất lượng nghỉ ngơi. 

hinh 3
Giấc ngủ chất lượng củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng

2. Tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ các tế bào miễn dịch di chuyển hiệu quả hơn trong cơ thể. Tập thể dục còn giúp tăng thân nhiệt tạm thời, đây là một cơ chế tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus. bạn có thể duy trì cường độ tập vừa phải, từ 2 – 3 ngày một tuần với thời gian 30 phút trở lên. 

3. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng kéo dài làm tăng hormone cortisol, một chất có thể ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Nồng độ cortisol cao liên tục làm giảm số lượng tế bào lympho và ức chế sản xuất cytokine, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn. Nghiên cứu đăng trên Journal of Clinical Medicine (2024) cho thấy stress mạn tính làm suy yếu phản ứng miễn dịch và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Ngược lại, các biện pháp quản lý stress như thiền, tập thể dục nhẹ và ngủ đủ giấc giúp điều hòa cortisol và cải thiện chức năng miễn dịch. 

4. Uống đủ nước

Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ độc tố và duy trì hoạt động của các tế bào miễn dịch. Mất nước làm giảm hiệu quả của hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bạn nên ưu tiên uống khoảng 2–2,5 lít nước mỗi ngày, tùy theo thể trạng và mức độ hoạt động.

Hệ miễn dịch là “lá chắn” tự nhiên giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh. Để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như vitamin C, D, kẽm, sắt và selen. Thiếu hụt vi chất có thể làm suy giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Hiểu đúng và bổ sung hợp lý là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe bền vững.

 

- Tin liên quan -

Tầm soát sức khỏe nữ giới hay khám tổng quát sức khỏe nữ giới giúp phòng ngừa bệnh tật, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, chăm sóc sức khỏe toàn diện.  Chủ động tầm soát sức khỏe không …

Tìm hiểu nguyên nhân khiến người lớn tuổi thường xuyên gặp các cơn đau nhức dai dẳng, đồng thời gợi ý các giải pháp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Những cơn đau âm ỉ ở lưng, …

Khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng giấc ngủ không chỉ là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi, mà còn là lúc hệ miễn dịch được kích hoạt, sửa chữa và tái thiết. Theo đó, nếu bạn muốn phòng …

Bài viết nổi bật
Đọc nhiều
Go to top
Đặt lịch hẹn
1900 2840