Giờ làm việc : 8H00-17H00 T2-T7

Kinh nguyệt không đều: Những điều cần biết

Bạn có đang lo lắng vì chu kỳ kinh nguyệt thất thường? “Kinh nguyệt không đều” là tình trạng phổ biến ở nhiều phụ nữ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều là gì?

Kinh nguyệt không đều là khi chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra đều đặn, có thể đến sớm, muộn hoặc thậm chí không xuất hiện trong một thời gian dài. Lượng máu kinh cũng có thể thay đổi, ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường.  Dưới đây là một số dạng phổ biến của kinh nguyệt không đều:

  • Kinh sớm: Kinh nguyệt có thể đến sớm 3 ngày, có khi 7 ngày hoặc thậm chí kinh nguyệt diễn ra 2 lần/tháng.
  • Chậm kinh: Thông thường nữ giới hay bị trễ kinh 3-4 ngày, nhưng nếu quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh thì gọi là chậm kinh.
  • Rong kinh: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu ra nhiều thường hơn 80 mL trong một chu kỳ.
  • Kinh thưa: Kinh nguyệt đến châm cách nhau từ 2 tháng, 3 tháng hay khoảng cách chu kỳ kinh nguyệt cách nhau 5 tháng.
  • Vô kinh: Nghĩa là bạn không có kinh trên 6 tháng hoặc 1 năm.

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều 

Kinh nguyệt không đều có thể do các nguyên nhân sinh lý hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn:

  • Giai đoạn dậy thì: Trong những năm đầu của tuổi dậy thì, nội tiết tố và hoạt động của buồng trứng chưa ổn định, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này thường kéo dài 2-3 năm đầu tiên. Tương tự, khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh (khoảng từ 45 đến 55 tuổi), kinh nguyệt cũng có thể không đều.
  • Mang thai: Khi mang thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng. Nếu bạn mất kinh hoặc có thay đổi về kinh nguyệt sau khi quan hệ tình dục, đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai chứa hormone như progesterone và estrogen, có thể làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và gây kinh nguyệt không đều.
  • Căng thẳng: Căng thẳng ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, làm tăng tiết hormone liên quan đến nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone, gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung: Các khối u nhỏ, lành tính trong thành tử cung có thể gây chảy máu nhiều và đau khi có kinh.
  • Lạc nội mạc tử cung: Khi mô nội mạc tử cung dính vào buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, nó gây chảy máu bất thường, đau bụng dữ dội trước và trong khi có kinh, khiến kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều máu.
  • Viêm vùng chậu: Bệnh nhiễm trùng vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của phụ nữ, gây chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau ở vùng xương chậu và vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh là đặc điểm của hội chứng này, do mất cân bằng nội tiết tố và tăng lượng androgen (nội tiết tố nam).
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như steroid, thuốc chống đông máu, thuốc tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường.
Kinh nguyệt không đều
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều

Chẩn đoán kinh nguyệt không đều như thế nào?

Nếu phát hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên ghi chú lại thời điểm bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt, đồng thời chú ý những bất thường như lượng máu kinh hoặc có các cục máu đông.  

Thông qua triệu chứng lâm sàng và khám phụ khoa bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Một số xét nghiệm cũng được thực hiện như:

  • Xét nghiệm máu
  • Nuôi cấy âm đạo
  • Siêu âm vùng chậu
  • Nội soi ổ bụng hoặc siêu âm qua đầu dò am đạo
  • Sinh thiết nội mạc tử cung

Điều trị kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như mất cân bằng hormone, căng thẳng, tập thể dục quá mức, vấn đề về chế độ ăn uống, rối loạn tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), và các bất thường trong đường sinh sản. Một số phương pháp điều trị phổ biến có thể kể đến gồm:

  • Thuốc tránh thai: Giúp điều chỉnh hormone và duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
  • Thay đổi lối sống: Quản lý căng thẳng, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục vừa phải có thể giúp khôi phục chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
  • Điều trị nguyên nhân cơ bản: Nếu kinh nguyệt không đều do các vấn đề như rối loạn tuyến giáp hoặc PCOS, điều trị các vấn đề này có thể giúp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt

Ngoài ra, đối với tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh do rối loạn nội tiểt tố, bạn có thể cân nhắc đến liệu pháp DHT để hỗ trợ cải thiện.

Đây là giải pháp cân bằng nội tiết tố từ sâu bên trong cơ thể, do đội ngũ chuyên gia và bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế DNA xây dựng nhằm điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh, mãn dục nam dựa trên việc cân bằng hormone bị suy giảm trong cơ thể, cân bằng nội môi, bổ sung các hormone thiếu hụt, tái tạo cơ quan nội tiết từ sâu bên trong, từ đó nâng cao sức khỏe và duy trì sự tươi trẻ.

Làm thế nào có thể giảm nguy cơ kinh nguyệt không đều?

Để giảm nguy cơ kinh nguyệt không đều, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng quá thấp hoặc quá cao đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy duy trì cân nặng ở mức hợp lý thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cân bằng hormone và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tránh tập luyện quá mức vì điều này có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy thử các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, hoặc các hoạt động thư giãn khác.
  • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D và vitamin nhóm B, có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.
  • Tránh sử dụng thuốc tránh thai không cần thiết: Thuốc tránh thai có thể gây rối loạn nội tiết tố. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các vấn đề phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
    Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ và chất lượng giúp cơ thể điều hòa hormone tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ kinh nguyệt không đều.

Kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em không nên chủ quan. Hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc lâu dài.

Xem thêm:

Chủ đề:DNA Hospital, Kinh nguyệt không đều, liệu pháp DHT, Phụ nữ
  1. https://dnahospital.vn/lieu-phap-can-bang-hormone-dht
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods
- Tin liên quan -

Mất ngủ tiền mãn kinh là một vấn đề phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ trong số những ảnh hưởng đáng kể mà giai đoạn này mang lại. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc …

Mụn trứng cá không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn là một bệnh lý da liễu phức tạp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu niên. Hiểu rõ về …

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ngăn ngừa mang thai sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ hoặc nếu biện pháp tránh thai thông thường không hiệu quả. Tuy nhiên không nên sử dụng …

dna bs 9

Tham vấn y khoa

Bác sĩ Chuyên khoa I

Mộc Thiên Hưng

Chuyên môn: Nội cơ xương khớp & Phẫu thuật thẩm mỹ

Chức vụ: Trưởng khoa Nội

Bài viết nổi bật
Đọc nhiều
Go to top
Đặt lịch hẹn
1900 2840