Giờ làm việc : 8H00-17H00 T2-T7

Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc: Lợi ích và các lưu ý

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA

Thoái hóa khớp, căn bệnh “già đi” của các khớp xương, đã khiến không ít người phải đau khổ. Song song với các hướng chữa trị quen thuộc, liệu pháp tế bào gốc, với khả năng tái sinh các mô sụn bị tổn thương đã và đang mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng. Vậy cụ thể điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc hoạt động như thế nào và mang lại những lợi ích gì cho người bệnh, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

Tế bào gốc trung mô là gì?

Tế bào gốc trung mô là các tế bào gốc trưởng thành đa năng sở hữu những đặc tính đặc biệt, có khả năng biệt hóa trở thành các tế bào chức năng trong cơ thể như sụn, mỡ, xương, thần kinh, gan, thận,… Các nhà khoa học đã chứng minh được trên tế bào này có thụ thể và thụ thể này bị thu hút, hấp dẫn bởi những vùng mô đang bị tổn thương, đây là cơ chế di cư của tế bào đến vị trí bị tổn thương. Nên khi truyền vào cơ thể, các tế bào gốc sẽ tìm đến vị trí tổn thương để tái tạo, sửa chữa.

Tế bào gốc trung mô có nguồn thu dồi dào đến từ nhiều vị trí trên cơ thể trưởng thành như tủy xương, dây rốn, mô mỡ tự thân.

Với những đặc tính chuyên biệt, việc ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh đang ngày càng được mở rộng và trở thành hiện tượng gây chú ý trong y học tái tạo, trong đó có ứng dụng điều trị các bệnh về cơ xương khớp như thoái hóa khớp.

Sơ lược về thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là hậu quả của cả vấn đề sinh học và cơ học, cụ thể là mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và quá trình thoái hóa bình thường của tế bào sụn khớp, xương dưới sụn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sụn khớp mà còn bao gồm cả xương dưới sụn, bao khớp, dây chằng, màng hoạt dịch và những cơ quanh khớp.

Khi cơ thể bước vào quá trình lão hóa thì khả năng tái tạo, phục hồi là hữu hạn. Việc cung cấp thêm nguồn nguyên liệu giúp hỗ trợ cho quá trình tái tạo và phục hồi là cần thiết. Đặc biệt là các mô sụn khớp bị hư hại do quá trình cơ học, sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.

thoai hoa khop va te bao goc
Thoái hóa khớp gây ra nhiều vấn đề

Ưu điểm và ứng dụng của tế bào gốc trung mô trong điều trị thoái hóa khớp

Phương pháp điều trị cơ xương khớp có sử dụng tế bào gốc giúp tái tạo sụn khớp theo hướng bảo tồn khớp, hạn chế các biến chứng dẫn đến thay thế khớp nhân tạo.

Khi được đưa vào cơ thể, tế bào gốc sẽ tìm đến vị trí bị tổn thương nhằm sửa chữa, phục hồi các cấu trúc bị hư hại. Đồng thời, tế bào gốc còn giúp tăng tính điều biến miễn dịch làm giảm viêm cấp và mạn tính giúp tăng cường khả năng hồi phục của mô bị tổn thương. Điều trị càng ở giai đoạn sớm, tỉ lệ hồi phục càng cao.

Tế bào gốc mở ra cơ hội tuyệt vời cho việc ngăn ngừa sự tiến triển của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thoái hóa khớp. Dưới đây là một số tiềm năng của tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp:

– Khả năng tái tạo mô và sụn khớp: Tế bào gốc có khả năng biệt hoá và tái tạo thành các loại tế bào cần thiết trong mô cơ xương khớp như tế bào sụn, tế bào xương và tế bào liên kết. Chúng có thể được sử dụng để cấy ghép vào các khớp xương bị tổn thương hoặc sụn để giúp tái tạo mô, giảm đau và sưng to. Điều này có nghĩa rằng tế bào gốc có khả năng tái tạo mô sụn trong khớp bị thoái hóa, giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân.

– Giảm viêm nhiễm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tế bào gốc có khả năng giảm viêm nhiễm, một trong những yếu tố quan trọng gây đau và hủy hoại khớp trong trường hợp thoái hóa khớp.

– Kích thích sự phát triển của tế bào sụn: Tế bào gốc có thể tạo điều kiện để tế bào sụn tự phát triển và phục hồi.

– Giảm triệu chứng đau: Các nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy rằng việc sử dụng tế bào gốc có thể giúp giảm triệu chứng đau và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thoái hóa khớp.

– Tránh phẫu thuật: Sử dụng tế bào gốc có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự cần thiết của phẫu thuật khớp thay thế trong các trường hợp nhẹ và trung bình của thoái hóa khớp.

– Kích thích sự tái tạo mô: Tế bào gốc cũng có khả năng kích thích tế bào trong cơ xương khớp tái tạo và phục hồi sau tổn thương.

– Không gây phản ứng miễn dịch: Trong trường hợp sử dụng tế bào gốc từ cơ thể của bệnh nhân (tế bào gốc tự thân), nguy cơ phản ứng miễn dịch thấp hơn so với việc sử dụng tế bào từ nguồn khác (tế bào gốc đồng loại).

dieu tri thoai hoa khop voi te bao goc
Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc có nhiều ưu điểm nổi bật

Ở giai đoạn nào nên điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc?

Bệnh thoái hóa khớp gối khi được điều trị ở giai đoạn sớm sẽ tăng tỉ lệ phục hồi và giảm bớt gánh nặng cho người bệnh. Thông thường thoái hóa khớp sẽ trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Sự thoái hóa mới diễn ra, vì vậy lớp sụn chỉ bị hư hại nhẹ. Người bệnh không cảm thấy đau hoặc khó chịu nhiều.
  • Giai đoạn 2: Bề mặt xương và các mô tiếp xúc sẽ cứng lại. Điều này dẫn đến sự phát triển của lớp xương mỏng bên dưới sụn. Tuy xảy ra vài hư hại nhỏ nhưng các xương không cọ xát hoặc va chạm vào nhau. Người bệnh gặp triệu chứng cứng khớp, đau đầu gối. Sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu, có thể cảm nhận khu vực xung quanh khớp gối trở nên cứng lại.
  • Giai đoạn 3: Lớp sụn ở giai đoạn này tiếp tục mỏng và vỡ ra. Xương phản ứng bằng cách trở nên dày hơn, phát triển mạnh mẽ và có nguy cơ hình thành gai xương. Các mô lót khớp bị viêm nên tăng sản xuất chất lỏng để tăng sưng. Điều này có thể gây tràn dịch khớp gối và các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Người bệnh cảm nhận cơn đau rõ rệt hơn và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Các hoạt động hằng ngày (đi lại, chạy bộ, quỳ gối,…) khi thực hiện đều trở nên khó khăn. Đặc biệt, vùng khớp gối có thể sưng, nóng đỏ, đau do tình trạng viêm gây nên.

  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, không gian chung giữa xương càng thu hẹp khiến cho sụn vỡ nhiều thêm. Khớp trở nên đơ cứng, viêm sưng liên tục. Lúc này, rất ít chất dịch tiết ra ở khớp, các xương va chạm và cọ xát vào nhau gây đau đớn khi di chuyển. Tình trạng bệnh dễ dàng được phát hiện khi chụp X-quang. Khớp gối của người bệnh có thể biến dạng, đau do mất sụn không đối xứng.

Nét ưu việt khi dùng tế bào gốc cho thoái hóa khớp

Khi quá trình viêm xảy ra, tế bào gốc tự thân sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng như SGF, EGF ức chế cytokine viêm, từ đó, giúp giảm viêm, kích thích tăng tưới máu nuôi mô khớp. Điều này hỗ trợ sửa chữa và phục hồi những mô, cấu trúc xương dưới sụn bị tổn thương.

Sau khi tiêm tế bào gốc tự thân vào khớp sẽ làm hoạt hóa và hỗ trợ các tế bào khác phát triển. Kết quả là sụn khớp dày lên, giảm tiếng lạo xạo trong khớp khi hoạt động, giảm đau và cải thiện cấu trúc xương dưới sụn. Người bệnh có thể cảm thấy sự cải thiện rõ rệt sau khoảng 6 – 12 tháng. Mỗi lần tiêm tế bào gốc có hiệu quả kéo dài trung bình từ 3 – 4 năm. Trong khi các phương pháp truyền thống như dùng thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, sử dụng tế bào gốc để điều trị thoái hóa khớp còn mang đến một ưu điểm khác là không cần phẫu thuật. Tiêm tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp càng sớm thì hiệu quả càng cao. Do đó, ít ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và người bệnh mau khỏi hơn.

Lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc

Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc là một phương pháp tiên tiến, nhưng cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Luôn tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ.
  • Thăm khám định kỳ: Tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
  • Duy trì cân nặng phù hợp: Giữ cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực lên các khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng và tập luyện: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Bất kể áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc tự thân hay tế bào gốc đồng loài, để phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh đều cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ. Đồng thời, người bệnh cũng nên thực hiện lối sống khoa học như chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên ở cường độ thích hợp, duy trì cân nặng lành mạnh, hạn chế rượu bia và thuốc lá…

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, khi tuổi càng cao thì tế bào gốc trong các mô càng ít và quá trình nuôi cấy nhân tế bào gốc cũng dài hơn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên lưu trữ tế bào gốc tại các cơ sở y tế ngay từ khi còn trẻ.

Với giấy phép của Bộ Y tế, Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA cam kết cung cấp tế bào gốc trung mô chất lượng cao từ mô cuống rốn và mô mỡ người, với tỷ lệ sống được tối ưu hóa. Đây là giải pháp cho việc điều trị thoái hóa khớp và nhiều bệnh lý khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA qua video clip dưới đây:

Chủ đề:cơ xương khớp, Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc, tế bào gốc, thoái hóa khớp
- Tin liên quan -

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA.   Ung thư luôn là căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm với khả …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA. Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là liệu pháp miễn dịch tế bào phổ …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA. Tế bào CAR-NK được đánh giá cao nhờ khả năng nhận diện chính xác các …

Bài viết nổi bật
Đọc nhiều
Go to top
Đặt lịch hẹn
1900 2840