Giờ làm việc : 8H00-17H00 T2-T7

Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Thông tin cần biết

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA

“Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc nghiêm trọng không?” là nỗi lo lắng của không ít người bệnh sau khi điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cảm giác đau tăng lên sau tiêm tế bào gốc đôi khi là phản ứng bình thường của cơ thể. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về hiện tượng này, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về cách xử lý và chăm sóc sau tiêm tế bào gốc để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Lý giải vì sao lại cảm thấy đau hơn khi tiêm tế bào gốc

Sau khi thực hiện liệu pháp tiêm tế bào gốc, cảm giác đau tăng lên là tình trạng khá phổ biến trước khi cảm thấy tiến triển rõ rệt. Theo các chuyên gia, khi liệu pháp tế bào gốc bắt đầu kích hoạt phản ứng hồi phục tự nhiên của cơ thể, một vào triệu chứng khó chịu tạm thời sẽ xuất hiện. Cụ thể chi tiết như sau:

Phản ứng viêm: Yếu tố quan trọng trong quá trình chữa lành

Khi được tiêm vào cơ thể, tế bào gốc sẽ thúc đẩy quá trình sửa chữa mô bị tổn thương, từ đó dẫn đến phản ứng viêm. Viêm có thể gây đau nhức nhưng đây thực chất, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy cơ thể đang tích cực hồi phục và tự chữa lành.

Tăng độ nhạy cảm của thần kinh

Một lý do khác khiến bạn cảm thấy đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc là do dây thần kinh quanh khu vực điều trị trở nên nhạy cảm hơn. Điều này đặc biệt phổ biến ở những vùng như cột sống hoặc khớp, nơi dây thần kinh nằm gần bề mặt. Tuy nhiên, tình trạng nàythường sẽ giảm dần khi cơ thể phục hồi.

Phát triển và tái tạo mô

Sau khi điều trị, tế bào gốc sẽ bắt đầu quá trình sửa chữa và tái tạo mô. Quá trình này có thể gây ra cảm giác đau hoặc căng tức tại vị trí tiêm, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy liệu pháp đang hoạt động tích cực.

image 2024 11 05T09 36 44 899Z
Liệu pháp tế bào gốc cho thoái hóa khớp gối

Tình trạng đau sau khi tiêm tế bào gốc kéo dài bao lâu? 

Thời gian cơn đau sau khi tiêm tế bào gốc có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào vị trí tiêm và khả năng hồi phục tự nhiên của mỗi người. Phần lớn bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu hơn trong vòng một đến hai tuần. Tuy nhiên, các yếu tố như dưới đây có thể ảnh hưởng đến quá trình này:

  • Vị trí tiêm: Những vị trí có vận động nhiều và độ nhạy cao như khớp gối và cột sống có thể gây đau kéo dài hơn.
  • Quá trình hồi phục cá nhân: Mỗi người có tốc độ hồi phục riêng, và do đó, có người sẽ cải thiện nhanh hơn người khác. 

Các biện pháp giảm đau sau tiêm tế bào gốc

Nếu cơn đau sau khi tiêm tế bào gốc nhiều trở nên nghiêm trọng hơn so với dự kiến, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để thuyên giảm:

Nghỉ ngơi kết hợp vận động nhẹ

Nghỉ ngơi ở vùng điều trị là điều rất quan trọng, nhưng bạn cũng nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Những động tác đơn giản không chỉ giúp tăng cường lưu thông máu mà còn ngăn ngừa tình trạng cứng cơ. Hãy lắng nghe cơ thể mình để tránh làm việc quá sức.

dau hon sau khi tiem te bao goc 1
Nghỉ ngơi và vận động nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi tiêm tế bào gốc

Sử dụng đá lạnh và nhiệt

Trong những ngày đầu sau khi tiêm, việc chườm đá lạnh có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau. Khi tình trạng sưng đã giảm, bạn có thể chuyển sang sử dụng nhiệt để thư giãn cơ bắp và giảm cứng khớp.

Dùng thuốc giảm đau khi cần

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen có thể hỗ trợ giảm đau. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng thuốc chống viêm như ibuprofen vì chúng có thể làm chậm quá trình hồi phục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Đau sau tiêm tế bào gốc: Khi nào nên lo lắng?

Mặc dù đau nhức là phản ứng bình thường, có những dấu hiệu bạn cần lưu ý và liên hệ với bác sĩ nếu gặp phải. Đau nhẹ đến vừa, cứng khớp hoặc nhức mỏi trong vài ngày đến vài tuần thường là bình thường và sẽ dần giảm đi. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể là dấu hiệu bất thường như:

  • Đau dữ dội, đột ngột: Nếu cơn đau đến đột ngột, mạnh và dai dẳng, có thể đây là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng hoặc tổn thương dây thần kinh.
  • Đau ngày càng tăng: Nếu cơn đau không giảm mà lại ngày càng tăng, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra và loại trừ các biến chứng.

Bệnh viện Quốc tế DNA: Hỗ trợ điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc và kiểm soát tác dụng phụ

Bệnh viện Quốc tế DNA, mang đến liệu pháp tế bào gốc và hỗ trợ bệnh nhân suốt quá trình điều trị. Nếu bạn đang gặp phải cơn đau sau tiêm hoặc muốn tìm hiểu thêm về liệu pháp tế bào gốc thì có thể liên hệ theo hotline để được hỗ trợ. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau điều trị như:

  • Theo dõi thường xuyên: Đội ngũ chăm sóc sức khỏe của chúng tôi sẽ thường xuyên theo dõi tiến trình hồi phục của bạn, lắng nghe và giải đáp các thắc mắc liên quan đến cơn đau và quá trình chữa lành.
  • Giải pháp quản lý đau: Chúng tôi cung cấp các lựa chọn giảm đau bằng trị liệu công nghệ cao và các liệu pháp tự nhiên, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhẹ nhàng và thoải mái.
  • Hướng dẫn chăm sóc: Đội ngũ của chúng tôi sẽ giải thích rõ ràng những điều bạn có thể mong đợi sau điều trị và cung cấp các mẹo để bạn kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang trải qua cơn đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc hoặc có nhu cầu tư vấn thêm về liệu pháp này, hãy đặt lịch hẹn với Bệnh viện Quốc tế DNA ngay hôm nay. 

Chủ đề:tế bào gốc, thoái hóa khớp gối
  1.       Raza, T., et al., Efficacy and Safety of Stem Cell Therapy for Orthopedic Conditions, Including Osteoarthritis and Bone Defects. Cureus, 2024. 16(7): p. e63980.
  2.        Zhang, X., et al., Immunoregulatory paracrine effect of mesenchymal stem cells and mechanism in the treatment of osteoarthritis. Frontiers in Cell and Developmental Biology, 2024. 12: p. 1411507.
  3. Tian, R., et al., Revolutionizing osteoarthritis treatment: How mesenchymal stem cells hold the key. Biomedicine & Pharmacotherapy, 2024. 173: p. 116458.
- Tin liên quan -

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA.   Ung thư luôn là căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm với khả …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA. Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là liệu pháp miễn dịch tế bào phổ …

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Tiến sĩ Trịnh Như Thùy – Giám đốc Ngân hàng mô – tế bào gốc DNA. Tế bào CAR-NK được đánh giá cao nhờ khả năng nhận diện chính xác các …

9 1

Tham vấn y khoa

Tiến sĩ

Trịnh Như Thùy

Chuyên môn: Khoa học Y sinh

Chức vụ: Giám đốc Ngân hàng mô - Tế bào gốc DNA

Bài viết nổi bật
Đọc nhiều
Go to top
Đặt lịch hẹn
1900 2840